BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN
Nơi chắp cánh ước mơ làm Mẹ !
Nơi chắp cánh ước mơ làm Mẹ !
Mục tiêu bài giảng
1. Mô tả được vị trí, chức năng, hình thể liên quan của buồng trứng, vòi tử cung, tử cung, âm đạo và âm hộ.
2. Mô tả được động mạch buồng trứng và động mạch tử cung.
3. Mô tảđược các phương tiện giữ tử cung tại chổ.
4. Mô tả được vú
Là một tuyến có chức năng vừa nội tiết, vừa ngoại tiết.
Một phụ nữ có hai buồng trứng, hình hạt đậu với các đường kính 2x3x1cm, màu hồng nhạt. Buồng trứng nằm ở thành bên của chậu hông trong hố buồng trứng.
Buồng trứng có:
– Hai mặt: mặt trong liên quan với các tua của phểu vòi và các quai ruột, mặt ngoài liên quan thành hố chậu.
– Hai bờ: bờ mạc treo buồng trứng ở trước: có mạc treo buồng trứng bám. Bờ tự do ở sau.
– Hai đầu: Đầu vòi nơi bám của dây chằng treo buồng trứng. Đầu tử cung: có dây chằng riêng buồng trứng bám.
Động mạch nuôi dưỡng buồng trứng chủ yếu động mạch buồng trứng đi qua dây chằng treo buồng trứng sau đó qua mạc treo buồng trứng đến buồng trứng.
Hình 1. Buồng trứng và tử cung (nhìn từ sau)
1. Dây chằng rộng 2. Buồng trứng 3. Tử cung 4. Vòi tử cung
5. Tua vòi 6. Dây chằng riêng buồng trứng 7. Niệu quản
Là một ống dẫn dài 10cm nằm ở bờ tự do của dây chằng rộng, đi từ buồng trứng đến tử cung. Người ta chia làm 4 đoạn.
1. Phần tử cung
Nằm trong thành tử cung thông với buồng tử cung bởi lổ tử cung.
2. Eo vòi
Nối tiếp phần tử cung, là đoạn hẹp nhất của vòi trứng.
3. Bóng vòi
Tiếp eo vòi, đoạn này phình to và dài, nơi xãy ra sự thụ tinh.
4. Phễu vòi
Loe ra như cái phểu có lổ thông với ổ phúc mạc (lổ bụng). Xung quanh lổ bụng phễu vòi có lổ tua như ngón tay gọi là tua vòi, trong đó có tua dài nhất là tua buồng trứng dính vào buồng trứng. Nhờ các tua này khi rụng trứng, trứng được hứng vào phễu vòi.
Vòi tử cung được nuôi dưỡng bởi các nhánh vòi của động mạch buồng trứng và của động mạch tử cung, nối nhau dọc bờ dưới của vòi tử cung.
Là nơi làm tổ của trứng đã thụ tinh và chữa thai, là một xoang cơ rỗng, khẩu kính 6x4x2cm, hình nón cụt, đáy trên đỉnh dưới, có 3 phần: thân, eo và cổ tử cung.
Tư thế bình thường của cổ tử cung là tư thế gập ra trước (trục của thân và trục của cổ tạo một góc 1200 mở ra trước) và ngã ra trước (trục của cổ tử cung tạo với trục âm đạo một góc 900 mở ra trước)
Hình 2. Hướng và tư thế của tử cung
Hình 3. Cấu tạo trong của tử cung và vòi tủ cung
1. Đáy tử cung 2. Buồng tử cung 3. Thân tử cung 4. Cổ tử cung
5. Ống cổ tử cung 6. Dây chằng riêng buổng trứng 7. ĐM và TM buồng trứng
8. Tua vòi 9. Phễu vòi 10. Bóng vòi 11. Eo vòi 12. Phần tử cung
1. Hình thể ngoài và liên quan
1.1. Thân tử cung
– Mặt trước dưới còn gọi là mặt bàng quang, áp vào mặt trên của bàng quang, ở đây có phúc mạc phủ đến tận eo tử cung rồi quặt ngược ra trước che phủ mặt trên bàng quang, tạo nên túi cùng bàng quang tử cung.
– Mặt sau trên được đặt tên là mặt ruột, vì liên quan với ruột non và đại tràng sigma, ở đây phúc mạc che phủ đến tận phần trên âm đạo, rồi quặt ngược ra sau che phủ trực tràng, tạo nên túi cùng tử cung trực tràng.
Hai mặt của tử cung liên tiếp phía trên bởi đáy tử cung và gặp nhau ở hai bên và tạo nên bờ phải và bờ trái, đây là chổ bám của dây chằng rộng. Động mạch tử cung chạy song song với bờ tử cung trong hai lá của dây chằng rộng. Bờ và đáy tử cung gặp nhau ở góc bên, đây là nơi nối tiếp với vòi tử cung và là nơi bám của dây chằng tròn tử cung và dây chằng riêng buồng trứng.
1.2. Cổ tử cung
Có âm đạo bám vào theo một mặt phẳng từ trên xuống dưới ra trước chia cổ làm hai phần:
– Phần trên âm đạo: Liên quan với mặt sau bàng quang ở trước dưới và trực tràng ở phía sau. Đối với bàng quang, cổ tử cung chỉ ngăn cách bằng tổ chức lỏng lẻo, còn với trực tràng có túi cùng tử cung trực tràng xen vào.
– Phần âm đạo nhìn như một mỏm cá mè. Ở đỉnh mỏm là lỗ tử cung, lỗ được giới hạn phía trước, phía sau bằng mép trước và mép sau.
1.3. Eo tử cung
Là phần nối liền cổ và thân, bình thường không rõ, nhưng khi có thai thì eo phát triển nhanh và tạo thành đoạn dưới của tử cung.
Âm đạo bám cổ tử cung tạo thành vòm âm đạo, là một túi bịt gồm 4 phần: trước, sau, phải và trái, trong đó túi bịt sau là sâu nhất liên quan túi cùng trực tràng tử cung nên thường được sử dụng để thăm khám.
2.Hình thể trong
Tử cung là một xoang rỗng ở thân hình tam giác gọi là buồng tử cung, thông thương với ống cổ tử cung, ống này thông thương với âm đạo qua lổ tử cung.
3.Các phương tiện nâng đỡ tử cung
Giúp tử cung có được vị trí và tư thế bình thường.
– Dây chằng ngang cổ tử cung: là một dải xơ cơ đi từ cổ tử cung và thành bên âm đạo chạy bám vào thành bên của chậu hông. Ở bờ trên của dây chằng này có động mạch tử cung đi đến cổ tử cung, sau khi bắt chéo trước niệu quản.
– Dây chằng tử cung cùng: đi từ mặt sau cổ tử cung vòng quanh trực tràng để bám vào mặt trước xương cùng.
– Dây chằng mu cổ tử cung: đi từ mặt trước cổ tử cung đến mặt sau xương mu.
– Dây chằng tròn: đi từ góc bên của tử cung đến lổ bẹn sâu qua ống bẹn bám tận ở môi lớn; Dây chằng này giữ tử cung ở tư thế gập trước.
– Dây chằng rộng: gồm hai lá phúc mạc liên tiếp lên hai mặt tử cung, căng từ bờ bên tử cung và vòi tử cung đến thành bên chậu hông. Có hai mặt: trước và sau, mặt sau có gắn mạc treo buồng trứng. có bốn bờ: bờ trên, tự do bọc lấy vòi tử cung; bờ trong bám lấy bờ bên của tử cung; bờ ngoài bám vào thành chậu; bờ dưới là đáy dây chằng rộng.
Ngoài các phương tiện trên, tử cung còn được giữ trong vị trí bởi đáy chậu, sự bền vững của đáy chậu phụ thuộc vào trung tâm gân của đáy chậu, cho nên, tổn thương trung tâm gân đáy chậu dể đưa đến hiện tượng sa sinh dục.
4. Mạch máu và thần kinh
Động mạch tử cung xuất phát từ động mạch chậu trong, chạy dọc xuống dưới đi đến đáy dây chằng rộng bắt chéo trước niệu quản ngang mức và cách cổ tử cung chừng1,5cm. Động mạch chạy theo bờ bên tử cung cho đến góc bên va nối với động mạch buồng trứng.
Thần kinh tử cung phát sinh từ đám rối thần kinh âm đạo.
5. Cấu tạo
Tử cung có ba lớp , kể từ ngoài vào trong:
– Thanh mạc chinh là lớp phúc mạc bao bọc mặt trước và mặt sau.
– Lớp cơ, gồm có ba lớp: Ngoài, giữa và trong, lớp giữa dày nhất đan chéo nhau gọi là cơ rối, lại có thêm nhiều mạch máu cho tử cung khi sinh nỡ.
– Lớp trong cùng là lớp niêm mạc, thay đổi theo kỳ kinh.
Âm đạo là ống cơ mạc đàn hồi dài 8 cm hướng xuống dưới ra trước hợp với cổ tử cung một góc 900 và tạo với mặt phẳng ngang một góc 700. Có hai thành : thành trước và sau, hai bờ phải và trái; đầu trên bọc lấy cổ tử cung tạo thành vòm âm đạo, đầu dưới mở vào tiền đình âm hộ và đậy bởi màng trinh.
Phía trước âm đạo liên quan bàng quang ở trên và niệu đạo ở dưới.
Phía sau, liên quan với trực tràng và ống hậu môn.
Hình 4. Cơ quan sinh dục ngoài.
1. Môi bé 2. Môi lớn 3. Âm vật 4. Lỗ niệu đạo ngoài 5. Lỗ âm đạo
Âm hộ gồm gò mu là chỗ nhô lên ở phía trước, ngang mức khớp mu. Phía dưới là một khe hẹp dọc có lỗ niệu đạo và lỗ âm đạo gọi là khe âm hộ, được giới hạn hai bên bởi hai nếp da dày gọi là môi lớn, phía trước môi lớn nối với nhau tạo thành mép môi trước có nhiều lông, phía sau là mép môi sau, bờ trong, không lông ngăn cách với môi bé bởi rãnh gian môi. Môi bé là hai lớp niêm mạc giåïi hạn một khoảng gọi là tiền đình âm hộ. Ngoài ra còn có hai tuyến tiền đình có lổ đổ nằm ở phía sau ở khoảng giữa môi bé và màng trinh.
Tuyến vú là các tuyến mồ hôi được biệt hoá, tiết ra sữa, nằm trên cơ ngực lớn và cơ răng trước, dính bằng mạc sâu là một tổ chức liên kết chắc chắn.
Mỗi vú có một chỗ nhô lên, đậm màu, gọi là nhú vú hay đầu vú, trên đó có nhiều lỗ nhỏ của ống tiết sữa. Xung quanh nhú vú là quầng vú, là một vòng da sẩm màu, có những cục nhỏ do các tuyến bả.
Hình 5.Vú
1. Cơ ngực lớn 2. Núm vú 3. Quầng vú
Nhiều sợi mô liên kết gọi là dây chằng treo vú, đi từ da đến mạc sâu, bao chung quanh để nâng đỡ vú. Hệ thống dây chằng sẽ lỏng lẽo dần theo tuổi và các hoạt động thể dục.
Tuyến vú gồm có 15 đến 20 thuỳ, hay xoang, ngăn cách nhau bằng tổ chức mỡ. Chính khối lượng mỡ, chứ không phải tuyến sữa, quyết định kích thước của vú. Mỗi thuỳ của tuyến vú lại gồm nhiều tiểu thuỳ, là những tuyến tiết sữa hình chùm, mỗi tuyến có mỗi ống tiết chạy hướng về nhú vú, trước khi mở ra ngoài, phình lên thành xoang sữa.
Nguồn THƯ VIỆN Y KHOA