Tai điện tử hoạt động tốt nhất
Vào năm 1978, chiếc tai nhân tạo điện tử đầu tiên đã được cấy cho một người đàn ông tên là Rod Saunders, một bệnh nhân điếc rất nặng, sau khi bị một chấn thương vào đầu khi ông 48 tuổi tại đại học Melbourne, nước Úc.
Đến năm 2000, đã có khoảng 20 000 người trên toàn thế giới đã được thay tai nhân tạo như vậy. Không giống như những loại máy trợ thính khác, loại ốc tai điện tử này rất có ích cho những bệnh nhân bị tổn thương ở dây thần kinh thính giác. Từ loại máy chỉ có một kênh âm thanh, ngày nay loại máy này đã phát triển lên 10 kênh và được áp dụng lần đầu tiên bởi giáo sư Graeme Clark ở Đại học Melbourne. Ông đã kỷ niệm “sinh nhật” lần thứ 20 của loại máy này vào tháng 7 năm 2000 cùng với bệnh nhân đầu tiên, ông Rod Saunders. Phẫu thuật được thực hiện qua một máy thu hình, ngày nay được thực hiện thường xuyên, nhưng thực sự là một bước tiến khổng lồ so với 20 năm trước đây. Chiếc máy lần đầu tiên được cấy cho Rod tưởng chừng không hoạt động, và ca mổ coi như thất bại, nhưng sau đó không lâu, người ta phát hiện được sai sót, và mọi chuyện được khắc phục. Ban đầu ông chỉ nghe được những tiếng bíp bíp, và sau đó là nghe được cả vở kịch God Save The Queen.