Đông phôi/trứng Vitrification
Đông trứng bắt đầu được thực hiện từ những năm 80 của thế kỉ trước nhưng cho đến gần đây, tỉ lệ trứng thoái hóa sau đông vẫn cao. Đây là trở ngại lớn nhất cho việc áp dụng phương pháp đông trứng trong kĩ thuật hỗ trợ sinh sản.
Một trong những điều gây khó khăn cho việc đông trứng đó là kích thước trứng: trứng là tế bào lớn nhất trong cơ thể và cũng như các tế báo khác, trứng chứa rất nhiều nước. Do đó, khi đông trứng, việc hình thành các tinh thể đá nội bào sẽ phá hủy cấu trúc của tế bào trứng. Phương pháp đông lạnh thủy tinh hóa vitrifìcation (nhanh hơn phương pháp đông phôi/ trứng cổ điển khoảng 600 lần) khi áp dụng cho đông trứng sẽ giúp loại trừ việc hình thành các tinh thể đá này, giảm thiểu tỉ lệ trứng thoải hoá sau rã đông.
Một trứng và nhiều tinh trùng trong quá trình thụ tinh, ảnh chụp hàng kính hiển vi điện tử tại đại
học Stanford, thể hiện kích thước thật của trứng so với tinh trùng.
Thêm vào đó, năm 2014, một nghiên cứu tổng kết hệ thống của Cochrane công bốrằng tỉ lệ có thai lâm sàng của phôi từ nhóm trứng đóng băng vitrifìcation cao gấp bốn lần so với nhóm trứng đông theo phương pháp chậm cổ điển.
Bạn có thể tham khảo thêm về kỹ thuật đông trứng vitrification ở VIDEO sau:
VIDEO mô phỏng kỹ thuật đông trứng thủy tinh hóa Vitrification.
Đầu tháng 6/2016, Trung tâm Hỗ Trợ Sinh Sản, Bệnh Viện Bưu Điện cử ba chuyên viên Labo đi học những cải tiến mới nhất về đông rã phôi và trứng tại Nhật Bản. Cuối tháng 6/2016, chị Đỗ Hoài Thu – một bệnh nhân hiếm muộn tham gia chu kì điều trị IVF/ICSI đến ngày chọc trứng. Không may, vì lý do đột xuất, chồng chị, anh Trần Đức Thanh không thể có mặt để lấy tinh trùng. Được bác sĩ Vương Vũ Việt Hà chỉ định đông trứng, toàn bộ trứng của chị Thu được đông lại theo phương pháp mới nhất. Tháng 7/2016, anh Thanh đã có mặt để lấy mẫu tinh trùng, trứng được rã ra và thụ tinh bằng phương pháp ICSI. Trước đó, niêm mạc tử cung được chuẩn bị và chị Thu được chuyển phôi. Đến thời điểm lên khuôn bài báo này, tháng 11/2016, chị Thu đang mang một thai hơn 20 tuần tuổi, theo dõi thai kì hoàn toàn bình thường, thai nhi khỏe mạnh.
Ca đông trứng thành công này sẽ tạo tiền đề thuận lợi đối với việc áp dụng phương pháp đông trứng khi cần cho bệnh nhân. Trong một số trường hợp, phương pháp này có ý nghĩa nhân văn rất to lớn: bảo toàn cơ hội làm mẹ cho bệnh nhân nữ bị ung thư, chuẩn bị được điều trị bằng hóa trị, xạ trị. Bởi, hóa trị và xạ trị rất độc hại đối với buồng trứng và nang noãn. Bệnh nhân lựa chọn đông trứng, khi việc điều trị ung thư kết thúc, trứng sẽ được rã đông sau đó là quá trình IVF và vẫn có thể có con.
Ngoài ra, đông trứng còn mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ hiện đại. Ngày nay, phụ nữ có thể rất thành công trong công việc, giữ những vai trò quan trọng trong xã hội: phụ nữ làm bác sĩ giỏi, là giáo sư, tiến sĩ, phi hành gia Vũ trụ, là thủ tướng của một nước lớn ở châu Âu, là ứng Cử viên tổng thống của Mỹ,… Có nhiều người phụ nữ do mải mê công việc, do chưa gặp được người đàn ông của cuộc đời mình, mà có thể lờ đi cơ hội làm mẹ.
Biếu đồ thể hiện nguy cơ sinh con mắc hội chứng Down theo độ tuổi của mẹ.
Về mặt sinh học, số lượng và chất lượng trứng sẽ giảm mạnh khi tuổi của người phụ nữ càng cao lên. Số nang noãn của buồng trứng giảm sâu ở phụ nữ trên 35 tuổi. Nguy cơ bất thường vể nhiễm sắc thể (ví dụ hội chứng Down, Turner) ở con cũng tăng lên với những người mẹ lớn tuổi. Đông trứng tạo điều kiện cho phụ nữ có thể lưu giữ một số lượng trứng có chất lượng tốt khi tuổi còn trẻ. Số trứng này sẽ được rã đông, thụ tinh và họ có thể có con trong tương lai khi các điểu kiện về tình cảm, tâm lý và tài chính thuận lợi hơn.